6 Hạn chế khi sử dụng ChatGPT: ChatGPT liệu có thần thánh như bạn nghĩ?

Chính thức mở khóa cho người dùng trải nghiệm từ cuối tháng 11/2022, ChatGPT chỉ mất chưa đến 3 tháng để thu hút hơn 100 triệu tài khoản đăng ký. Con Bot AI này đang là chủ đề tranh luận sôi nổi trên khắp mọi diễn đàn. Thế nhưng, phần đông người dùng chỉ tập trung vào ưu điểm mà quên đi hạn chế khi sử dụng ChatGPT

ChatGPT là gì? 

ChatGPT thiết kế như một chatbot ứng dụng trí tuệ nhân tạo thuộc dự án phát triển của OpenAI. Hiện tại, tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo của OpenAI đang hoạt động tại San Francisco, Mỹ. 

Anh 1 ChatGPT thuoc du an phat trien tri tue nhan tao cua OpenAI
Ảnh 1: ChatGPT thuộc dự án phát triển trí tuệ nhân tạo của OpenAI

Botchat ChatGPT chính thức mở khóa cho đông đảo người dùng trải nghiệm từ cuối tháng 11/2022. Chỉ trong vòng 24 giờ đầu giới thiệu đến công chúng toàn cầu, hệ thống của OpenAI lập tức ghi nhận khoảng 1 triệu tài khoản đăng ký sử dụng. 

Công cụ ChatGPT hỗ trợ hầu như đầy đủ ngôn ngữ. Nó có thể trả lời nhanh nhiều câu hỏi, làm một bài thơ hay bài văn theo yêu cầu chỉ trong nháy mắt. Con Bot này viết mã lập trình ở dạng cơ bản tương đối thành thạo. 

Sự xuất hiện của ChatGPT đang đe dọa sự thống trị của Google. Bởi giờ đây bên cạnh công cụ tìm kiếm Google thì người dùng còn dễ dàng tra cứu nhanh qua ChatGPT. 

Không chỉ hoạt động như một cỗ máy tìm kiếm mà ChatGPT còn được lập trình với khả năng tự học hỏi và hoàn thiện. Đây mới chính là điều khiến nó trở nên đáng gờm trước những nền tảng tìm kiếm hiện hành như Google. 

Cơ chế hoạt động của ChatGPT 

Đứng sau sức mạnh đáng nể của ChatGPT nằm ở hệ thống dữ liệu khổng lồ, vượt xa các Chatbot tiền nhiệm. 

Anh 2 ChatGPT hoat dong dua vao kho du lieu khong lo GPT 3
Ảnh 2: ChatGPT hoạt động dựa vào kho dữ liệu khổng lồ GPT-3

Cụ thể phải ở đây phải kể đến mô hình tả văn bản đa ngôn ngữ GPT-3 tập hợp đến 176 tỷ tham số. Nếu chỉ xét riêng dữ liệu văn bản, dung lượng lưu trữ hiện lên tới 570GB. Nguồn dữ liệu khổng lồ này đến từ hàng tỷ bài viết đăng tải trên internet. Kho dữ liệu khổng lồ đóng vai trò như bộ não duy trì hoạt động của ChatGPT. 

Bạn có thể hình dung rằng khối lượng kiến thức tập hợp trong GPT-3 tương đương 300 tỷ từ. Lượng từ khổng lồ này nếu sắp xếp theo kiểu file tài liệu định dạng word thông thường, bạn sẽ thu được ít nhất 385 triệu trang. 

Bên cạnh đó, phát triển của OpenAI đã sớm ứng dụng công nghệ tự học RLHF, lập trình cho ChatGPT khả năng tự học hỏi, hoàn thiện. Và tương tác trôi chảy tự nhiên, chứ không hề cứng nhắc như hầu hết Chatbot đang hoạt động. 

Cứ sau mỗi đoạn chat, bot lập tức tự động cập nhật thông tin vào trung tâm hệ thống học tập. Tiếp đó dần hoàn thiện và đưa ra những câu trả lời chính xác hơn với cùng một câu hỏi. 

Ưu điểm nổi bật của ChatGPT 

Anh 3 Mot doan van quang cao san pham viet boi ChatGPT
Ảnh 3: Một đoạn văn quảng cáo sản phẩm viết bởi ChatGPT

Không chỉ hoạt động đơn thuần như một cỗ máy tìm kiếm giống Google nhưng ChatGPT còn đa năng hơn thế. Nhờ vào kho dữ liệu khổng lồ, ChatGPT dễ dàng giúp người dùng giải đáp nhanh bất kỳ một thắc mắc nào đó. Dưới đây là một vài ưu điểm nổi bật của công cụ chat nghiên cứu bởi OpenAI.

  • Dễ dàng tạo ra các văn bản mạch lạc: ChatGPT có khả năng xử lý yêu cầu tạo ra đoạn văn bản tương đối mạch lạc, tóm tắt vấn đề với ngôn ngữ tự nhiên. Nếu từng trải nghiệm, bạn chắc chắn ấn tượng bởi khả năng tóm tắt tin tức, giới thiệu khái quát sản phẩm của con bot này. 
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Bên cạnh tiếng Anh thì ChatGPT đang hỗ trợ hàng loạt ngôn ngữ khác bao gồm cả tiếng Việt. Chỉ cần một tài khoản sử dụng, bạn đã dễ dàng chat với ChatGPT tại bất kỳ đâu. Dù hành văn theo tiếng Anh hay tiếng Việt thì nó đều viết khá đúng ngữ pháp, câu cú trôi chảy. 
  • Trò chuyện linh hoạt theo ngữ cảnh: Hệ thống của ChatGPT sử dụng từ ngữ, giải đáp yêu cầu của người dùng theo từng ngữ cảnh. Với khả năng tự học hỏi, chúng nó sẽ đưa ra câu trả lời khá chuẩn xác và sử dụng từ ngữ dễ hiểu. 
  • Hỗ trợ tạo ra nhiều bài đăng hút tương tác: Giờ đây với sự hỗ trợ của ChatGPT, bạn không khó để tạo ra một hay nhiều bài đăng hấp dẫn đăng tải lên mạng xã hội. Công việc quản trị Page hay tương tác với khách hàng bắt đầu trở nên đơn giản hơn. 
  • Làm báo cáo, viết email sẽ thành thạo: ChatGPT giúp công việc văn phòng của bạn năng suất hơn nhờ vào khả năng viết báo cáo, email. Cụ thể, chỉ trong một vài phút con Bot này có thể hoàn thành một bản báo cáo hay viết email đơn giản theo yêu cầu cụ thể. 
  • Trả lời một cách trung lập: Câu trả lời của ChatGPT mang tính trung lập cao, dựa vào kho dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ bài báo, nghiên cứu trên toàn cầu. Nói chung, ChatGPT không biết nói dối mà câu trả lời của nó đều dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được. 
  • Đơn giản hóa quá trình viết code: Với một yêu cầu đề bài cụ thể từ lập trình viên, ChatGPT đủ khả năng tạo ra một đoạn code ở hoàn chỉnh. Tất nhiên, đoạn code mà ChatGPT viết ra chỉ ở dạng cơ bản nhưng trong tương lai nó có thể thay thế một vài công đoạn, hỗ trợ đắc lực hơn cho lập trình viên. 

Top 6 hạn chế khi sử dụng ChatGPT 

Bên cạnh cập nhật ưu điểm thì bạn cũng nên nắm bắt một vài hạn chế khi sử dụng ChatGPT. Nếu xét cho cùng, nó cũng chỉ là một cỗ máy do con người tạo ra tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm. 

Phải đăng ký tài khoản phức tạp

Yêu cầu đăng ký tài khoản chính là hạn chế khi sử dụng ChatGPT mà bất kỳ người dùng nào cũng nhận thấy. Tuy rằng mở khóa từ cuối tháng 11/2022 nhưng OpenAI chỉ cho phép người đã đăng ký tài khoản chat tự do với ChatGPT. 

Anh 4 OpenAI chua ho tro dang ky tai khoan bang so dien thoai tai Viet Nam
Ảnh 4: OpenAI chưa hỗ trợ đăng ký tài khoản bằng số điện thoại tại Việt Nam

Cho đến thời điểm đầu tháng 2/2023 khi chúng tôi tổng hợp bài viết này thì OpenAI chưa hề hỗ trợ người dùng sử dụng số điện thoại tại Việt Nam đăng ký tài khoản. Như vậy nếu muốn tạo tài khoản chat với ChatGPT, bạn cần phải có ít nhất một số điện thoại nước ngoài và fake cả địa chỉ IP. 

Hệ thống thường xuyên quá tải

Hệ thống thường xuyên trong tình trạng là hạn chế khi sử dụng ChatGPT mà hầu như người dùng nào cũng gặp. 

Anh 5 OpenAI rat hay bao loi
Ảnh 5: OpenAI rất hay báo lỗi

Chỉ trong vòng một tháng ra mắt, số lượng tài khoản đăng ký ChatGPT đã nhanh chóng vượt con số 100 triệu. Mỗi ngày, hệ thống OpenAI ghi nhận trung bình khoảng 13 triệu lượt truy cập. 

Chỉ tính riêng trong tháng 12 của năm 2022, lượng truy cập vào hệ thống của OpenAI tương tác với ChatGPT nhanh chóng vượt con số 300 triệu lượt. Tương ứng với mức tăng trưởng 1.500% tính từ thời điểm mở khóa rộng rãi. 

Trước lượng truy cập quá lớn, hệ thống ChatGPT rất hay báo lỗi, khiến người dùng gián đoạn trong quá trình tương tác. Dự kiến thì trong thời gian tới tình trạng quá tải phải cải thiện. Thế nhưng trước bối cảnh ChatGPT đang hot như hiện giờ, người dùng chắc chắn chưa thể trải nghiệm thoải mái như mong muốn. 

Có nguy cơ bị thu phí trong tương lai

Trong giai đoạn đầu của bạn thử nghiệm, tất cả người dùng vẫn được hỗ trợ trải nghiệm miễn phí ChatGPT. Tuy nhiên chính sách miễn phí này có duy trì trong tương lai hay không thì chưa thể chắc chắn. 

Anh 6 OpenAI moi tung ra ban tra phi ChatGPT Plus 20 USD thang
Ảnh 6: OpenAI mới tung ra bản trả phí ChatGPT Plus 20 USD / tháng

Theo thông báo mới nhất của OpenAI vào ngày 2/2/2023, người dùng đã được hỗ trợ nâng cấp lên phiên bản ChatGPT Plus với mức phí 20 USD / tháng. Gói dịch vụ này cho phép người dùng trải nghiệm một cách ổn định, hỗ trợ tính năng đa dạng hơn so với bản miễn phí hiện thời. 

Bên cạnh bàn trả phí ChatGPT Plus, OpenAI cho biết họ sắp tung ra thị trường bản ChatGPT Professional với những tính năng cao cấp dành cho khách hàng doanh nghiệp. 

Như vậy theo dự án của phần đông chuyên gia, khả năng cao người dùng phải đối mặt với viễn cảnh phải bỏ ra ít nhất một khoản phí nào đó nếu muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ của OpenAI. Đây cũng là hạn chế khi sử dụng ChatGPT mà bạn cần lường trước. 

Chưa cung cấp nguồn dẫn chứng câu trả lời cụ thể

Mặc dù đang là con cưng của truyền thông thế giới nhưng thực tế cho thấy ChatGPT chưa phải là một AI hoàn hảo. Con Bot này dễ dàng đưa ra câu trả lời nhanh chóng cho một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, câu trả lời của nó lại không kèm theo dẫn chứng cụ thể, thông tin cung cấp cho người dùng không chính xác cho tất cả trường hợp. 

Muốn kiểm tra tính chính xác của thông tin thì người dùng vẫn phải tra cứu lại Google, tìm hiểu thông qua các tài liệu chuyên sâu khác. Như vậy, tính toàn năng của ChatGPT dường như đang bị thổi phồng, dễ khiến người dùng nhầm lẫn tin tưởng hoàn toàn vào nó. 

Nếu sử dụng ChatGPT vào công việc nghiên cứu học tập, bạn cần kết hợp tra kiểm chứng thông tin chéo giữa nhiều nền tảng tìm kiếm. 

Câu trả lời mang tính chung chung 

ChatGPT ghi điểm bởi khả năng tra truy cứu nhanh, tóm tắt tương đối dễ hiểu. Tuy vậy câu trả lời của nó vẫn chỉ mang tính chung chung, chưa thể giải thích cặn kẽ chuyên sâu. Thậm chí trong một vài trường hợp, thông tin mà nó cung cấp đến người dùng còn sai lệch. 

Anh 7 Doan van mo ta sai lech ve nhan vat Chi Pheo
Ảnh 7: Đoạn văn mô tả sai lệch về nhân vật Chí Phèo

Chẳng hạn như khi yêu cầu viết một đoạn cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, ChatGPT đưa ra câu trả rất ngô nghê, không bám sát cốt truyện. 

ChatGPT mô tả Chí Phèo như một nhân vật giàu có, tài giỏi trái ngược hoàn toàn với nguyên tác. Câu trả lời qua loa và không chính xác kiểu như vậy dễ gây cho người dùng hiểu sai về tác phẩm. 

Chưa cập nhật kịp thời sự kiện diễn ra sau năm 2021

Đối với phiên bản miễn phí, ChatGPT chỉ mới cập nhật các sự kiện diễn ra từ năm 2021 trở lại. Khi bạn hỏi một sự kiện bất kỳ nào diễn ra sau khoảng thời gian này, hệ thống sẽ cho biết nó chưa cập nhật đầy đủ. 

Anh 8 Doan chat de lo han che khi su dung ChatGPT
Ảnh 8: Đoạn chat để lộ hạn chế khi sử dụng ChatGPT

Ví dụ như khi hỏi đội bóng nào vô địch World Cup bóng đá nam năm 2022, ChatGPT biết nó chưa có thông tin chính thức về đội vô địch ở World Cup 2022.

Nếu như sử dụng bản trả phí 20 USD / tháng, khả năng hệ thống sẽ cập nhật sự kiện theo thời gian thực. Thế nhưng chắc chắn không phải người dùng là cũng sẵn sàng bỏ ra 20 USD mỗi tháng trong khi Google vẫn rất phổ thông và miễn phí. 

5 Ngành nghề dễ bị ảnh hưởng bởi ChatGPT 

Tuy rằng tồn tại hạn chế nhất định nhưng tất cả chúng ta đều không thể phủ nhận rằng ChatGPT có thể khiến không ít ngành nghề bị ảnh hưởng. Tiêu biểu phải về đến giáo dục, tư vấn tài chính, thiết kế đồ họa, thiết kế phần mềm, copywriter. 

Giáo dục 

Sự kiện ChatGPT vượt qua kỳ kiểm tra MBA tại Trường đại học Pennsylvania khiến giới chuyên gia giáo dục trên thế giới không khỏi bất ngờ. Không ít người tự hỏi rằng trong tương lai liệu những AI thông minh như ChatGPT có khả năng thay thế hoàn toàn giáo viên hay không. 

Anh 9 ChatGPT xuat sac vuot qua ky kiem tra MBA
Ảnh 9: ChatGPT xuất sắc vượt qua kỳ kiểm tra MBA

Bởi những vấn đề liên quan đến lịch sử, địa lý, công thức toán học, số liệu thống kê chi tiết,.. ChatGPT đều cập nhật đáp án chỉ trong nháy mắt. Điều này dẫn đến tình trạng người học không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào người giảng dạy. Kéo theo đó là không ít nhân sự trong ngành giáo dục có nguy cơ bị đào thải. 

Tư vấn tài chính

Theo dự đoán của giới chuyên gia thì trong tương lai gần các AI thông như ChatGPT sẽ cạnh tranh trực tiếp với không ít nhân lực tài chính. Vì hầu AI thế hệ mới đều có khả năng xử lý Excel với tốc độ cực nhanh, hỗ trợ tư vấn, cập nhật xu hướng giá cả thị trường. 

Lúc này, vai trò của tư vấn tài chính còn quan trọng như trước. Khách hàng đã có thêm nhiều lựa chọn tham khảo, thay vì chỉ dựa vào tư vấn của nhân viên tài chính. 

Thiết kế đồ họa

Từ năm 2021, OpenAI bắt đầu giới thiệu DALL-E, một công cụ hỗ trợ tạo hình ảnh thông qua văn bản mà người dùng mô tả. Khi kết hợp với nhiều công cụ khác, DALL-E dễ dàng tạo ra các bản thiết kế đồ họa khá độc đáo.

Với yêu cầu thiết kế đồ họa cơ bản, nhiều AI hiện giờ khắc họa khá tốt hình ảnh thực tế thành hình ảnh đồ họa sinh động. Tuy nhiên kèm theo tiện ích trong thiết kế lại là nguy cơ tạo môi trường sao chép trái phép tác phẩm nghệ thuật được cấp bản quyền. 

Chuyên viên phần mềm

Với một đoạn code, bạn chỉ việc nhập yêu cầu để ChatGPT viết lại. Hệ thống này hiện tích hợp chức năng rà soát ngôn ngữ lập trình, phát hiện lỗi sai và chuyển đổi ý tưởng thành đoạn code theo yêu cầu. 

Anh 10 Mot doan code viet boi ChatGPT
Ảnh 10: Một đoạn code viết bởi ChatGPT

ChatGPT chưa thể thay thế hoàn toàn chuyên viên lập trình, viết phần mềm nhưng nó sẽ tham gia hỗ trợ nhiều công đoạn. Từ đó, đơn giản hóa khâu lập trình, nâng cao hiệu quả thiết kế. 

Cho một số chuyên gia dự đoán thì tới năm 2026, ngành nghề liên quan đến thiết kế phần mềm chắc chắn không có phức tạp như hiện nay. Điều này cũng kéo theo một bộ phận không nhỏ nhân sự trong lĩnh vực thiết kế mất dần cạnh tranh. 

Copywriter 

Copywriter nằm trong nhóm ngành nghề dễ bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của ChatGPT. Bởi công cụ này hoạt động dựa trên kho dữ liệu khổng lồ, dễ dàng giúp người dùng tra cứu nhanh thắc mắc. Thậm chí, con Bot này còn làm được thơ, văn chỉ trong vòng tích tắc. 

Anh 11 Copywriter la nhom nghe nghiep de bi anh huong boi xuat hien cua ChatGPT
Ảnh 11: Copywriter là nhóm nghề nghiệp dễ bị ảnh hưởng bởi  sự xuất hiện của ChatGPT

Trước sự xuất hiện của ChatGPT, không ít đơn vị sáng tạo nội dung đã nhanh chóng ứng dụng. Từ đó kéo theo sự ảnh hưởng khá lớn đến đội ngũ nhân sự Copywriter chỉ sở hữu khả năng viết lách cơ bản. 

Nhưng với Copywriter chuyên nghiệp, ChatGPT chắc chắn chưa thể thay thế hoàn toàn. Về cơ bản thì nó chỉ là một công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc, đòi hỏi sự công tác của con người. 

Mặc dù đưa ra thông tin khá nhanh nhưng ChatGPT lại không cung cấp nguồn kiểm chứng. Đây vẫn là hạn chế khi sử dụng ChatGPT khiến nó chưa thể thay thế con người. Đặc biệt là trong lĩnh vực tổng hợp, sáng tạo nội dung. 

Hệ lụy cho tương lai con người nếu quá lạm dụng vào ChatGPT 

ChatGPT tuy rằng đem đến không tiện lợi, cải thiện hiệu suất làm việc cho nhiều ngành nghề nhưng nó cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ cho thế hệ tương lai. Đặc biệt là khi quá bị phụ thuộc vào công nghệ như ChatGPT, con người dễ mất dần khả năng sáng tạo, lười tư duy. 

Tạo thói quen lười tư duy 

Sự tiện lợi nhanh chóng của công cụ hỗ trợ tìm kiếm ChatGPT dễ tạo ra thói quen lười tư duy. Bởi khi cần giải đáp bất kỳ vấn đề gì đó, người dùng dần ỷ lại vào câu trả lời của ChatGPT không còn chịu động não, tư duy tìm kiếm chân lý. 

Anh 12 Con nguoi se ngay cang luoi tu duy neu dua qua nhieu vao AI
Ảnh 12: Con người sẽ ngày càng lười tư duy nếu dựa quá nhiều vào AI

Hệ lụy là cực kỳ nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến tương lai con người nếu quá bị phụ thuộc vào AI. Sự đi lên của nhân loại từ hàng ngàn năm nay thúc đẩy bởi tính tư duy, đặt ra câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời xác đáng. Vậy nếu thói quen tư duy mất đi, nhân loại chắc chắn sẽ bước vào thời kỳ thụt lùi, dựa dẫm hoàn toàn vào công nghệ. 

Tạo tâm lý ỷ lại 

Không ngẫu nhiên mà học sinh sinh viên ngày càng ỷ lại trước sự hỗ trợ của hàng loạt công cụ tìm kiếm, AI thông minh. Nếu gặp một đề bài khó, phần lớn người học đều có xu hướng tra cứu hướng dẫn giải trên internet. 

Đặc biệt với công cụ hỗ trợ nhanh như ChatGPT, tâm lý ỷ lại vào công nghệ lại càng lên ngôi. Viễn cảnh học sinh tìm lời giải một bài toán trên internet mà không chịu động não đã và đang diễn ra. 

Và khi xuất hiện công cụ còn mạnh mẽ hơn Google, con người lại càng mất đi tính kiên nhẫn, quen với việc ăn sẵn. 

Ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo của trẻ em 

Không thể phủ nhận sự tiến bộ của công nghệ đã giúp cho trẻ em ngày nay nắm bắt xu hướng nhanh hơn. Trẻ em tiếp xúc quá sớm với công nghệ cũng không phải đã tốt. Bởi khi đó tư duy sáng tạo của trẻ dễ bị thui chột, trước những câu trả lời chung chung sẵn có. 

Anh 13 ChatGPT co the khien tre danh mat tu duy sang tao
Ảnh 13: ChatGPT có thể khiến trẻ đánh mất tư duy sáng tạo

Thay vì tương tác với người thân thì trẻ lại lệ thuộc vào công nghệ, nhất là dạng ứng dụng trả lời thông minh như ChatGPT. Việc lạm dụng nuôi dạy trẻ dựa vào công nghệ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không vận dụng đúng. 

Viễn cảnh trẻ em trong tương lai tương tự như những cỗ máy, tiếp cận thông tin thụ động ngày càng dễ hiện hữu khi nhiều cha mẹ cũng đang ỷ lại vào công nghệ. 

Khiến gian lận thi cử ngày một tinh vi

Thi đại học liên Văn quốc gia Nga RGGU bất ngờ tuyên bố đưa ra hạn chế quyền truy cập vào ChatGPT với tất cả sinh viên trong trường. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi một sinh viên trong trường hứng thú khoe lên Twitter việc bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bằng ChatGPT. 

Anh 14 Nam sinh vien khoe bao ve thanh cong luan an tot nghiep nho ChatGPT
Ảnh 14: Nam sinh viên khoe bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp nhờ ChatGPT

Trong bài đăng của mình, bạn sinh viên này cho biết đã dùng ChatGPT để tạo ra các văn bản. Sau đó, sửa đổi và ghép lại thành một đồ án hoàn thiện. Nam sinh viên của trường RGGU cho biết cậu mất chưa đến 24 giờ để hoàn thành luận án. Nếu như không sử dụng ChatGPT, cậu cần mất ít nhất vài tuần để hoàn thành như những sinh viên khác. 

Như vậy, ChatGPT đang vô tình tạo điều kiện cho gian lận thi cử lộng hành tinh vi hơn. Mới đây, nhiều trường học tại Australia đã yêu cầu sinh viên làm bài thi trên giấy thay vì làm trên máy trước lo ngại gian lận thi cử bằng ChatGPT. 

Có thể cướp mất của con người hàng triệu việc làm 

Trong tương lai trước sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo AI thì viễn cảnh thế giới bất kỳ hàng triệu làm không còn quá xa vời. Mới đây ngay cả những ông lớn như Google, Microsoft hay Facebook đã sa thải hàng ngàn nhân viên để tập trung cho phát triển AI. 

Anh 15 Su xuat hien cua cac AI de cuop di hang trieu viec lam trong tuong lai
Ảnh 15: Sự xuất hiện của các AI dễ cướp đi hàng triệu việc làm trong tương lai

Mục đích cuối cùng của mọi nghiên cứu công nghệ là nâng đời sống, cải thiện năng suất công việc. Nhưng trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới này lại vô tình cướp mất cơ hội việc làm của hàng triệu người. Từ đó gây ra hệ lụy cho tương lai phát triển của nhân loại. 

Biến quan điểm lầm lạc thành điều hiển nhiên

Nhìn chung, cách hành văn của ChatGPT đều khá mạch lạc, vô tình tạo lớp ngụy trang cho những câu trả lời không chính xác. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì nó đang vô tình biến thông tin sai lệch trở thành sự thật hiển nhiên. 

Đơn cử như ví dụ phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, ChatGPT phác họa nhân vật sai lệch nhiều so với nguyên tác. Với một người chưa từng đọc qua tác phẩm bao giờ mà chỉ tin vào ChatGPT thì coi như đã hiểu sai hoàn toàn. 

Hướng dẫn đăng ký và sử dụng ChatGPT 

OpenAI chưa hỗ trợ khách hàng Việt Nam đăng ký tài khoản sử dụng ChatGPT. Chính vì thế nếu muốn tạo tài khoản trên nền tảng này, bạn phải chuyển đổi địa chỉ IP và thuê số điện thoại tại Mỹ hoặc một quốc gia khác. 

Cách đăng ký

Để đảm bảo đăng ký thành công tài khoản ChatGPT, bạn cần chuẩn sẵn một địa chỉ email. Cùng với đó là một số điện thoại nước ngoài (nhận mã OTP) kích hoạt. 

Fake địa chỉ IP và thuê số điện thoại nước ngoài

Bước 1: Tích hợp ứng dụng chuyển đổi VPN trên trình duyệt sử dụng (Chrome, Firefox, Cốc Cốc,… Ở đây, bài viết lựa chọn TunnelBear hoặc extension Proxy của Chrome để fake địa chỉ IP. 

Anh 16 Ket noi may ao VPN chuyen doi IP
Ảnh 16: Kết nối máy ảo VPN chuyển đổi IP

Bước 2: Tại trình duyệt Google Chrome, bạn bấm nút F12 hoặc di chuyển đến dấu ba chấm phía bên tay phải. Tiếp theo bạn chọn “More Tools” và “Developer Tools. Tiếp tục di chuyển đến thẻ “Application”, xóa các phần theo hình minh họa và bấm F5. 

Anh 17 Xoa mot so muc trong the Application
Ảnh 17: Xóa một số mục trong thẻ Application

Bước 3: Truy cập thử vào trang chủ của OpenAI. 

Bước 4: Tìm đến trang chủ http://smspool.net thuê số điện thoại nước ngoài nhận mã kích hoạt từ OpenAI. 

Anh 18 Thue so dien thoai nhan ma kich hoat
Ảnh 18: Thuê số điện thoại nhận mã kích hoạt

Lưu ý, nếu muốn thuê số điện thoại nước ngoài trên http://smspool.net, bạn cần sử dụng thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Mastercard. 

Tiến hành đăng ký tài khoản

Bước 1: Truy cập đến trang chủ của OpenAI theo địa chỉ OpenAI.com và bắt đầu tạo tài khoản bằng cách bấm “Sign Up”. 

Anh 19 Bam Sign Up de tien hanh tao tai khoan
Ảnh 19: Bấm “Sign Up” để tiến hành tạo tài khoản

Bước 2: Nhập địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập vào tài khoản ChatGPT sẽ sử dụng. 

Anh 20 Nhap dia chi email va mat khau dang nhap
Ảnh 20: Nhập địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập

Bước 3: Đăng nhập lại vào email và bấm vào đường link mà OpenAI vừa gửi về, xác nhận tạo tài khoản. 

Bước 4: OpenAI tiếp tục yêu cầu người dùng đăng ký tài khoản cung cấp số điện thoại nhận mã xác nhận. 

Bước 5: Truy cập đến trang chủ www.smspool.net đăng ký tài khoản thuê số điện thoại nước ngoài. 

Bước 6: Khi tạo thành không tài khoản trên www.smspool.net, di chuyển tới “Deposit” và nạp tiền vào tài khoản từ thẻ thanh toán quốc tế Visa/ MasterCard hoặc nạp tiền điện tử. 

Anh 21 Nap tien vao tai khoan SMSPool
Ảnh 21: Nạp tiền vào tài khoản SMSPool

Bước 7: Tìm đến mục “Order” và hoàn thành một số mục theo hình minh họa

Anh 22 Hoan thanh thong tin trong muc Order
Ảnh 22: Hoàn thành thông tin trong mục Order

Bước 8: Ngay sau khi thanh toán và đặt hàng hoàn tất, bạn trở lại phần xác thực của OpenAI và nhập số điện thoại vừa thuê. 

Bước 9: Nhập mã OTP gồm 6 chữ số lấy trong cột Code tại trang SMSPool xác thực tài khoản trên OpenAI. 

Anh 23 Ma OTP ma OpenAI gui ve
Ảnh 23: Mã OTP mà OpenAI gửi về

Cách sử dụng

Ngay khi đăng ký thành công tài khoản trên OpenAI, bạn đã có thể bắt đầu tương tác với ChatGPT. Nhìn chung, cách thức sử dụng con Bot ngày rất đơn giản. 

Bước 1: Bắt đầu tạo đoạn chat bằng cách bấm “New chat”

Anh 24 Bam New chat
Ảnh 24: Bấm “New chat”

Bước 2: Nhập bất kỳ câu hỏi hoặc yêu cầu nào vào khung chat phía dưới rồi bấm vào nút mũi tên. 

Anh 25 Nhap noi dung cau hoi vao khung chat
Ảnh 25: Nhập nội dung câu hỏi vào khung chat

Bước 3: Sau khoảng một vài giây, bạn lập tức nhận lại câu trả lời từ ChatGPT. 

Anh 26 Cau tra loi cua ChatGPT
Ảnh 26: Câu trả lời của ChatGPT

Trong quá trình tương tác, bạn luôn được hệ thống hỗ trợ chuyển đổi màu sắc giao diện và xóa nội dung chat tại mục điều chỉnh phía bên tay trái. 

Giải đáp thắc mắc liên quan đến ChatGPT 

ChatGPT là của ai? 

Giải đáp: ChatGPT là dự án trực thuộc OpenAI. CEO hiện tại của OpenAI chính là Samuel Altman người đặt nền móng cho dự án. Ngoài ra tỷ phú Elon Musk cũng là nhà đồng sáng lập của OpenAI. 

Trải nghiệm ChatGPT có mất phí không? 

Giải đáp: Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, tất cả người dùng đều được trải nghiệm miễn phí ChatGPT. Tuy vậy trong tương lai, nhà phát triển nhiều khả năng sẽ tung ra một số bản trả phí với chức năng nâng cao hơn. 

ChatGPT có phải là đối thủ của Google? 

Giải đáp: ChatGPT thực đang gây sức ép lớn cho những nền tảng tìm kiếm hàng đầu như Google. Sự xuất hiện của thế hệ AI thông minh chắc chắn khiến Google đối mặt với nhiều cạnh tranh hơn. 

Trong tương lai xu hướng tìm kiếm của người dùng có thể thể thay đổi. Nếu không bắt kịp xu hướng, Google dễ rơi vào thế bí, mất dần lượng người dùng vào tay ChatGPT hoặc AI thông minh khác. 

ChatGPT có phải là AI thông minh nhất thế giới? 

Giải đáp: Rất khó để xác định ChatGPT liệu có phải là AI thông minh nhất thế giới hay không. Google và Facebook đã nghiên cứu AI từ lâu nhưng họ chưa công bố rộng rãi đến người dùng như ChatGPT. 

Nên nhớ rằng Google và Facebook đang sở hữu kho dữ liệu khổng lồ, vượt xa so với GPT-3. ChatGPT mặc dù rất thành công chiến dịch PR ban đầu nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn nó có phải AI mạnh nhất hay không. 

Chỉ khi nào các ông lớn công nghệ trực tiếp tham gia cuộc chơi, mở khóa rộng rãi cho người dùng trải nghiệm, chúng ta mới thực sự xác định được AI nào hoàn thiện nhất. 

ChatGPT liệu có thể thay thế con người hoàn toàn trong tương lai? 

Giải đáp: ChatGPT hay bất kỳ AI nào khác chắc chắn không thể thay thế hoàn toàn con người. Dù thông minh đến đâu thì chúng vẫn chỉ là một cỗ máy, lập trình bởi con người. Mặc dù có khả năng tự học và hoàn thiện nhưng cho đến nay với ngành nghề đòi hỏi tính sáng thì AI chưa thể thay thế con người. 

Vậy nên thay vì lo lắng AI cướp đi công việc hiện đại thì mỗi chúng ta nên trau dồi thêm kỹ năng, biến bản thân trở thành một cá thể đa năng hơn. 

Mục đích cuối cùng của mọi công hệ là phục vụ nâng cao đời sống, nâng cao năng suất làm việc cho con người. Chúng không thể suy nghĩ hay có cảm xúc độc nhất như chúng ta. Vì thế mỗi người chỉ nên xem chúng như công cụ hỗ trợ chứ đừng quá thần thánh chúng. 

Lời kết

6 Hạn chế khi sử dụng ChatGPT mà bài viết vừa phân tích chắc hẳn khá đúng với trải nghiệm của phần lớn người dùng. Không thể phủ nhận rằng hệ thống chatbot này rất thông minh nhưng nó không phải toàn năng, dễ dàng thay thế con người hay đe dọa một ngành nghề nào đó ngay lập tức. 

Việc nắm rõ những hạn chế khi sử dụng ChatGPT giúp mỗi người nhìn ra ưu và nhược điểm của công nghệ mới này. Từ đó học cách thích nghi, nâng cao kỹ năng bản thân, sử dụng công cụ AI hỗ trợ một cách thông minh và có chọn lọc. 

 

Tôi là Văn Nho - CEO Ngòi Bút Số.

Với 10 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung và 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO. hãy để tôi giải quyết mọi vấn đề của bạn. Nhưng trước đó, hãy kết nối trang cá nhân của tôi để chúng ta hiểu nhau hơn nhé.

FACEBOOK CỦA TÔI|BÁO CHÍ VIẾT VỀ TÔI

Blog Content Freelancer | Ngày: 05/02/2023
Thích
Cùng nhau thảo luận bài viết này

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *